PetPlaza.vn

Dogs will occasionally miss a meal, which can often be normal behaviour.They are quite resistant to starvation compared to humans so it’s usually nothing to worry about, but you should always monitor their intake closely, especially for puppies. .

Bác sĩ thú y

There are several ways of enhancing dog food for fussy dogs or encouraging them to eat. Here are some of our top tips.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Nuôi chó mèo trong chung cư: Tranh cãi không hồi kết

Câu chuyện nuôi chó, mèo trong chung cư đã tồn tại từ rất lâu. Dù vẫn thừa nhận việc yêu quý thiên nhiên, động vật là điều nên khuyến khích, tuy nhiên, trong không gian nhỏ hẹp như cộng đồng cư dân của chung cư thì vấn đề này mang lại nhiều mối lo, tiềm ẩn nguy cơ lớn.


Mèo đánh nhau và cách giữ hòa bình giữa những hoàng thượng - phụ kiện thú cưng pet plaza

Chuyển căn hộ vì “yêu” chó mèo
Gia đình ông Phillip ở tầng 8 chung cư Northern Diamond, Long Biên, Hà Nội. Từ khi chuyển về đây sống tại căn hộ hơn 100m2, Phillip mang theo 4 con chó nhỏ rất xinh đẹp. Ông thường xuyên đưa các chú chó đi dạo ở sảnh, khuôn viên chung cư. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, hàng xóm của ông là chị D – vừa sinh em bé – không thể chịu nổi vì tiếng sủa cực kì ồn ào của 4 con chó này.
Không giỏi giao tiếp bằng tiếng anh, chị D phải liên hệ với bảo vệ để phản hồi ý kiến. Tuy không có luật cấm nuôi chó mèo tại chung cư này, nhưng sau 1 vài tuần suy nghĩ, gia đình ông Phillip đã mua 1 căn hộ khác ở tầng 17 Toà nhà Northern Diamond để ở, và để trống căn hộ tầng 8. Lí giải quyết định này, ông cho biết:”Tôi không muốn phải chuyển đi quá nhiều lần, rất rắc rối. Tầng 17 hiện vẫn còn nhiều phòng trống và không có ai mới sinh em bé. Tôi mua để có thể chăm các chú chó của tôi tốt hơn”.


Hai trong số 3 con chó của ông Phillip

Vấn đề về tiếng ồn của chó mèo mang đến không phải là mới. Trên thực tế, trong mặt bằng các căn hộ san sát nhau của chung cư, chỉ cần ở vị trí bên cạnh, mọi tiếng ồn lớn đều dẫn thẳng âm sang hàng xóm. Chính vì vậy mà quy định ở chung cư về vấn đề sửa nhà, khoan đục, hay hát karaoke luôn được quan tâm. Tuy nhiên, “nhu cầu” sủa của chó thì không thể kiểm soát. Đặc biệt là giờ ăn trưa, các con chó sẵn sàng cùng nhau mở hội “sủa”, gây phiền toái cho cả chủ nhà và hàng xóm.
Trường hợp của anh Nguyễn Văn T, sống tại khu vực Times City, Hà Nội thì khác xa so với Phillip. Con chó anh nuôi là giống chó Husky. Thân hình và bộ lông xù của Husky khiến trẻ con rất thích thú. Tuy nhiên những hàng xóm cùng tầng của anh thì luôn phàn nàn về lông chó bay khắp nơi khi anh đưa chó xuống sảnh để đi vệ sinh ở ngoài khuôn viên chung cư.


Chó Husky (ảnh minh họa)

Sau khi họp các hộ gia đình sống cùng tầng, tất cả biểu quyết và yêu cầu anh phải nuôi chó ở khu vực mặt đất, không đi thang máy và di chuyển ở hành lang tầng anh ở. Cực chẳng đã, anh đành tìm cách gửi chú Husky 3 tuổi về nhà bố mẹ. Sau một thời gian thì anh cũng chuyển đi.
Chưa hết, trong một số trường hợp, chính người chủ lại là người vô ý thức và để cho các thú cưng của mình sẵn sàng "phóng uế" ngay bất cứ vị trí nào khi có nhu cầu. Đây cũng là một trong những nguyên do khiến cho các cư dân sống trong môi trường xung quanh phải đứng lên để "làm cho ra nhẽ"


Nam thanh niên để chú cho "phóng uế" ra thang máy chung cư gây xôn xao

Xinh đẹp, đáng yêu, nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây hại
Bên cạnh về tiếng ồn, vệ sinh hay mùi, một mối nguy cơ tiềm ẩn khác của chó mèo được người dân quan tâm là về bệnh truyền nhiễm. Tháng 7 năm 2019, 5 người cùng gia đình ở Kon Tum bị chó cảnh trong nhà cắn khiến 1 người chết vì bệnh dại, 4 người nhập viện trong nguy kịch. Ngoài việc chó tấn công người, ở khu vực chung cư, các giống chó có thể bình thường thì hiền lành, nhưng khi đưa xuống khu vực công cộng, bản năng hoang dã có thể xuất hiện. Các chú chó khác giống nhau có thể gầm gừ và tấn công nhau, thậm chí hăng máu có thể tấn công trẻ nhỏ. Việc lây nhiễm hay không cũng trở nên đáng lo vì không phải Ban quản lý, bảo vệ chung cư nào cũng kiểm soát được vấn đề tiêm ngừa dịch đối với chó mèo trong căn hộ.
Thực tế là, trong cộng đồng chung cư ở trên cả nước, những người yêu chó mèo rất nhiều, nhưng những người có thể nuôi chó mèo ở trong căn hộ thì không nhiều. Vì đa phần đều hiểu rõ những rắc rối mà “vật yêu” của mình gây ra. Tuy nhiều giống chó mèo rất xinh đẹp và đáng yêu, luôn được chủ bế trong lòng, đưa đi đưa về bằng lồng hoặc balo chuyên dụng của cho mèo, nhưng việc chắc chắn 100% kiểm soát được những tiềm ẩn nguy cơ từ chó mèo là không thể.
Hàng năm, số ca trẻ em bị chó mèo tấn công ở khu vực công cộng vẫn tồn tại ở mức đáng lo. Và không kể là trẻ em, người lớn hay động vật khác cũng có lúc trở thành nạn nhân. Chính vì vậy mà dù là nuôi con gì, ở đâu, các chủ của “thú cưng” đều phải hết sức cảnh giác và đảm bảo các quy định đúng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Không phủ nhận sự “tích cực” của chó mèo
Nhiều người chưa quên câu chuyện 2 chú cho cưng giống Alaska đã “cứu sống” gia đình anh Danny Nguyễn trong trận hỏa hoạn tại chung cư Carina (TPHCM) vào 23/3/2018.
Vào lúc xảy ra vụ cháy, anh Danny cùng người vợ đang mang bầu ở trong phòng ngủ không hề hay chuyện. Khói độc bốc lên mỗi lúc một dày, thế rồi có lẽ gia đình anh đã chẳng thể kịp thời thoát được khỏi đám cháy kinh hoàng ấy nếu như không có sự thông báo của... 2 chú chó cưng. Hai chú chó vừa cào cửa vừa sủa to để đánh thức chủ nhân của mình. Câu chuyện này về sau vẫn khiến nhiều người cảm động.


Hai chú chó Alaska cứu sống gia đình anh Danny Nguyễn

Bên cạnh sự trung thành và thông minh, chó và mèo cũng là loài động vật có ngoại hình đáng yêu, nếu được thuần hóa bài bản và cẩn thân tiêm phòng thì luôn được nhiều người yêu quý.
"Cuộc chiến" không hồi kết: Giải pháp nào cho thú cưng ở chung cư
Nhiều người yêu chó mèo cũng rất hiểu 2 loài động vật này rất cần không gian để chạy nhảy, chơi đùa. Việc “giam lỏng” chúng trong những căn hộ là điều không mang lại cảm giác thoải mái. Mỗi ngày, các chú chó đều cần thời gian vài chục phút đến cả tiếng đồng hồ để hoạt động mạnh, tránh sức ì và tích mỡ. Đưa chó xuống sân chung, khu vực công cộng của khu chung cư để cho chạy rông là điều khá nguy hiểm. Nếu chó được rọ mõm thì có thể giảm 1 số nỗi lo cho các phụ huynh, cư dân khác. Chính vì thế mà nhiều người dù rất muốn nuôi vẫn cần phải cân nhắc việc nên để chúng ở nhà đất hay ở căn hộ trên cao.
Đối với mèo thì việc đưa xuống sảnh hay thả rông đều rủi ro hơn vì sự linh hoạt của chúng. Việc leo trèo qua các ban công hay di chuyển và kêu gào khi tới thời gian “động đực” là điều thường xuyên gây phiền toái. Trong không gian chật hẹp, các tiếng kêu cũng gây chói tai và ầm ĩ.
Hội những người yêu chó và mèo đều hiểu rằng, chó và mèo đều không có lỗi nếu có sự cố từ chó và mèo gây ra. Vốn dĩ nó đều sử dụng sự tự do, bản năng của mình. Những người chủ của các chú chó sẽ cần phải cân nhắc để tìm ra phương hướng nuôi chúng ở nơi phù hợp hơn. Tránh việc gây ảnh hưởng cho cộng đồng và gây ảnh hưởng cho chính những vật nuôi của mình.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Hơi ấm mèo con

(The tales from Heaven – tale 2)
Ta thấy nhà cạnh bên có cô bé ôm mèo con kể về những hoang mang
Về nỗi buồn khi những yêu thương sinh thành lại bất hòa lần nữa
Khó hiểu sao những yêu thương lớn khi giận nhau lại thường giận lây sang yêu thương nhỏ
Bé mèo con cất lên những lời ngô nghê ủi an cô chủ
Cũng may còn được nhìn thấy đây hai sự ngây thơ bé bỏng
Biết giữ gìn cho nhau hơi ấm khi những khờ dại khác đang bận làm giá băng…

Hơi ấm mèo con

Ta vừa nghe câu chuyện kể của bé mèo con sát bên nhà
Về những ngày hơi ấm đi chơi quên về khi đóng cửa
Cô chủ nhỏ lạnh run đi tìm hơi ấm nhỏ
Luôn để dành nơi em, lúc hơi ấm kia chưa về
Cô chủ thích ôm em dỗ dành những ngô nghê
Dỗ dành đôi bàn tay, dỗ dành đôi mắt ướt
Hát cho em nghe về những vô tình lạnh buốt
Của những yêu thương đôi khi cũng biết buồn
Những yêu thương dẫu chẳng hề cố tình – nhưng vẫn làm mưa tuôn
Vẫn quên hơi ấm kia còn bên ngoài khi đóng cửa
Em thì bé nhỏ thôi, hơi ấm cũng bé nhỏ
Nên chỉ đủ hong khô một chút những ưu phiền
Em muốn hát cô chủ nghe về những hồn nhiên
Meo meooo… meo meooo... – cô chủ nhỏ đừng khóc !
Hơi ấm sẽ về thôi, cửa sẽ không còn đóng
Khi những yêu thương biết sợ tim mình lạnh cóng
Biết sợ tim mình không thể ấm lại thêm một lần
Cánh cửa nơi trái tim từ đó sẽ không còn bị khóa bởi những phân vân
Bởi những gì vô tình, bởi những gì xuẩn ngốc
Khi những yêu thương biết thứ tha cho nhau dù khó nhọc
Khi những yêu thương đã thực-sự-biết-yêu-thương
Cánh cửa nơi trái tim từ đó sẽ luôn được mở trong những ngày bình thường
Cánh cửa nơi trái tim từ đó sẽ luôn được mở dù những ngày mưa gió
Chờ hơi ấm kia trở về ngôi nhà và trở về những trái tim lớn nhỏ
Dẫu có tạt ít nhiều gió mưa thì cánh cửa cũng sẽ luôn mở
Đợi hơi ấm kia trở về
Hong khô tất cả những gì là yêu thương…
Em sẽ luôn ở đây dẫu những ngày bình thường
Hơi ấm nhỏ ở đây dẫu những ngày mưa buốt
Dù bây giờ cửa chưa mở nhưng đã có em ở đây cô chủ nhỏ đừng khóc
Hơi ấm em nhỏ thôi nhưng đủ hong khô đôi mắt ướt
Chờ đến khi hơi ấm kia về
Gõ cửa những trái tim…
Rồi một hôm ta nghe bé mèo con kể hơi ấm kia đã trở về ngôi nhà vào một ngày lặng im.
********
From a friend’s status
[Nhà sát bên có con mèo con
Cô bé con ôm con mèo con vuốt ve rồi tâm sự: “Hôm nay ba mẹ tao lại cãi nhau, mẹ la qua tao nữa mèo. Tao buồn ghê!”
“Meo… meooooo” tiếng kêu non nớt, non nớt…]
 7 nguyên nhân mèo bỏ ăn và hướng xử lý phù hợp

Bài học từ những con mèo: Méo quan tâm

Bố tôi không thích mèo, ông bảo chúng là giống loài ích kỷ, chỉ ưa người khác phục vụ mình và không bao giờ quan tâm đến họ dù chỉ một chút xíu. Dường như chẳng gì có thể mua chuộc nổi một con mèo. Ngược lại, với loài chó, ta chỉ cần cho nó một miếng thịt thơm là đã thành công phần lớn trong việc làm quen. Chúng sẽ vẫy đuôi vui mừng ở lần tiếp theo gặp mặt.
Có người đã từng ví loài mèo như những thiền sư. Trước kia tôi không cảm nhận được điều này. Nhưng khi bắt đầu chớm đi vào được thái độ “méo quan tâm” thì tôi mới dần nắm bắt được những gì người ta muốn nói. Tôi tin rằng cái ích kỷ của những con mèo là sự hài lòng mức độ cao với hiện tại, nên chúng chẳng có nhu cầu phải “làm” gì nhiều. Chúng chỉ ăn uống chảnh chọe một chút xíu, thong thả đi lại trên đôi chân mềm mại và cuộn tròn nằm ngủ ở một cái ổ nào đó ấm áp. Còn thế giới ngoài kia ư?
cat2
Sao cũng được
Sự phấn khích của con người khi đang muốn được vỗ về, cưng nựng một con mèo chẳng phải là thứ gì lay chuyển được sự vững chãi của con mèo ấy. Những ồn ào do bầy chó nhảy nhót xung quanh tạo ra cũng không đủ sức mạnh để át đi những thư thái. Không phải là con mèo không quan tâm, mà là nó không hề có ý tưởng nào về việc phải quan tâm, cũng không hề có ý tưởng về việc cần đáp ứng nhu cầu của người khác.
Thế giới của nó và thế giới của tất cả mọi người còn lại chẳng hề liên quan gì đến nhau, hai bên cứ trượt ra khỏi nhau như nước gặp lá khoai. Nên người hú hét, chó kêu sủa thế nào ở tứ phía thì chúng cũng giữ nguyên thái độ mặc kệ, không đếm xỉa gì. Tương tự như trạng thái high khi hút cần vậy, ta thấy hầu hết các ý định phản hồi thế giới là thừa thãi.

Giống như chó, có lúc con mèo cũng thích được vuốt ve chiều chuộng nhưng không có nghĩa việc đó là một nhu cầu bức thiết phải được đáp ứng. Đó chỉ là một sở thích, có thì tốt, còn không có thì cũng vẫn tốt như thường. Tôi rất thích thái độ ấy của những con mèo. Điều này khiến cho chúng chẳng bị phụ thuộc vào ai cả mà luôn ung dung tự tại, tận hưởng cuộc đời.
Chúng ta liệu có sống được như vậy? Không dính mắc với thế gian và luôn thư thái?
Vấn đề của chúng ta là cứ vơ mọi thứ vào người mình nên lúc nào cũng cảm thấy đầy gánh nặng và khổ sở. Mặc một chiếc áo ra đường và nghe người khác chê bai thì thấy tự ti, về cất tiệt cái áo đi không bao giờ trưng ra nữa, và đêm đêm nằm hối tiếc mấy trăm ngàn đã bỏ ra mua sắm. Nhưng thật ra, lời nói là của người, tròn vuông thế nào thì đó là việc của họ, thấy cái áo xấu là do gu thẩm mĩ của họ, tất cả là vấn đề của họ, chẳng liên quan gì đến ta cả. Nhưng ta lại cứ “quan tâm” và ôm hết mọi thứ vào mình nên thành ra lúc nào cũng ở trong trạng thái bất an, kém tự tin.
Chưa hết, chúng ta còn thường trực trạng thái trống rỗng, thèm muốn – tức là bị buộc cổ với rất nhiều những nhu cầu này nọ, như cần được quan tâm, cần được lắng nghe, cần được tôn trọng, cần được khen thưởng, v.v… Hễ người yêu trả lời tin nhắn chậm 2 phút là phát cuồng lên, đứng ngồi không yên, trở nên cáu kỉnh khó chịu; hễ không có ai like status facebook là ngồi buồn thiu thỉu cả ngày và chỉ chực xóa post đi; hễ đang nói chuyện hăng say mà thấy người đối diện liếc xem đồng hồ là tự ái của ta dâng lên cao ngút trời, về nhà lẳng lặng unfriend họ luôn. Loài mèo không ích kỷ, chỉ có loài nguời needy (thiếu thốn.)
cat5
“Em cần tình yêu của anh. Em cần thì giờ của anh.” — “Còn anh cần em câm mồm lại.”
Để có thể điềm tĩnh như loài mèo thì chúng ta phải rèn luyện sức mạnh, sự kiên nhẫn, vượt lên trên những nhu cầu khao khát của bản thân – đó là khả năng sống bình yên với chúng. Và cách tốt nhất là “méo quan tâm” chúng luôn. Vì những con sóng khao khát kia cũng chẳng khác gì những con chó nháo nhác chạy quanh, chạy chán thì cũng thấm mệt mà biến đi chỗ khác hoặc nằm lăn ra ngủ. Nên ta cũng chẳng việc gì phải nhọc sức xua đuổi chúng làm gì, cứ ngồi lặng im đủ lâu như những con mèo “lì lợm” thì đến cuối cùng chúng ta cũng hiểu ra bình an thật sự đến từ nơi nào.
Tuy nhiên, cụm từ “méo quan tâm” kia thường dễ bị hiểu nhầm là tránh né, cố gắng gạt đối tượng đi khỏi tầm mắt bằng một lực cảm xúc khinh thường hay ghét bỏ. Nhưng thật ra nếu làm như vậy thì ta lại trở thành kẻ “cực kỳ quan tâm” trong khi ý tưởng của cụm từ ấy là “đường ai người nấy đi”, “không liên quan”, “không dính líu bà con họ hàng gì” về mặt cảm xúc với đối tượng cả, nên không cần phải chạy trốn và cũng không sợ nó xuất hiện trước mặt. Chỉ khi học được thái độ “méo quan tâm” ấy của loài mèo, chúng ta mới có khả năng bước đi vừa ung dung vừa hiên ngang giữa cuộc đời.
Trên internet có không ít những ý tưởng loài mèo làm bá chủ thiên hạ với những ảnh chế mấy con mèo đang bước đi lạnh lùng, để lại đằng sau chúng là một cái máy bay nổ tung hay một ngôi nhà bùng bùng cháy. Chúng ta cũng vậy, sẽ làm bá chủ cuộc đời mình khi chẳng còn thấy tổn thương gì với những lời bình luận của đám đông, và chẳng hề hấn gì khi vấp phải những biến động cuộc đời. Lúc ấy, nếu cứ nhận được một đồng bạc cho một lần bận lòng về thế giới thì hẳn rằng ta luôn rỗng túi – một sự nghèo khốn đáng ao ước.
cat 3
*Nguồn: knowyourmeme
Tất nhiên, ý tưởng về sự “hờ hững” này không có nghĩa là chúng ta thờ ơ với tất cả mọi thứ, chẳng thèm ngó ngàng đến ai trong những mối quan hệ, hay vô trách nhiệm với tập thể/xã hội, mà là biết bỏ qua những gì không thật sự cần thiết hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát. Ví dụ như khi nghe người khác bảo rằng ta ngu thì ta có thể xem nhẹ thái độ của họ, nhưng cần quan tâm đến hành động/lời nói của mình trước đó có thật sự đúng đắn hay cần cải thiện cho bớt ngu thật không.
Nói tóm lại, nếu muốn sang thần thái lên mức một ông hoàng thì chúng ta nên học tập những con mèo, không phải ở việc chạy theo những cái đốm laser màu đỏ nhảy nhót, mà là ở việc đ*o thèm quan tâm.
cat7
*Nguồn: kenh14